XEM NHANH
  • Xin Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân cho công dân Pháp
  • Nộp hồ sơ lên Đại sứ quán Pháp hay Tổng Lãnh sự quán Pháp?
  • Thời gian nộp hồ sơ tại Sứ quán Pháp
ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

Hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch

Trong suốt hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài thì đề nghị tư vấn kết hôn với người Đan Mạch không hề phổ biến. Phổ biến nhất phải kể tới đề nghị tư vấn kết hôn với người Hàn, người Đài, người Trung hoặc người Nhật.
Do mối quan hệ hôn nhân giữa người Việt và người Đan Mạch không hề phổ biến nên cặp đôi thường sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Đan Mạch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam.
Ngoài đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam thì cặp đôi có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch tại Đan Mạch.
Tuy nhiên, nếu không đang sinh sống tại Đan Mạch thì việc xin visa để nhập cảnh vào Đan Mạch khá khó khăn. Do đó, phần lớn cặp đôi nam, nữ thường lựa chọn đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam khá phức tạp nên đôi khi cũng gây khó khăn cho cặp đôi, nhất là khi người Đan Mạch không thể thu xếp được công việc.
Để đăng ký kết hôn với người Đan Mạch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam thì cặp đôi sẽ phải chuẩn bị giấy tờ và có mặt tại đúng cơ quan có thẩm quyền để đăng ký.

1. Giấy tờ cần chuẩn bị

a) Đối với công dân Việt Nam
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; trường hợp đã từng kết hôn thì cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ đó đã chấm dứt
  • Giấy tờ tùy thân
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn
  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu có dán ảnh nam, nữ.
b) Đối với công dân Đan Mạch
  • Giấy tờ độc thân
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân trước đó (nếu có) đã chấm dứt hợp pháp
  • Hộ chiếu
  • Visa hoặc giấy tờ cho phép cư trú hợp pháp tại Việt Nam
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú tại Đan Mạch
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn.
c) Lưu ý về giấy tờ
  • Giấy tờ của người Đan Mạch cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự
  • Giấy khám sức khỏe phải do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp và có kết luận về khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của người được khám.

2. Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người Đan Mạch và nhận kết quả

Theo quy định thì UBND cấp huyện nơi một trong hai bên nam, nữ đang cư trú sẽ là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Do đó, cặp đôi chỉ cần chuẩn bị đúng các giấy tờ đã nêu ở trên rồi tới bộ phận phục vụ hành chính công của UBND cấp huyện nơi người Việt đang cư trú là có thể hoàn tất việc nộp hồ sơ.
Theo trình tự thì cặp đôi sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân rồi nộp hồ sơ cho chuyên viên phụ trách lĩnh vực tư pháp – hộ tịch. Chuyên viên này sẽ kiểm tra giấy tờ trong bộ hồ sơ và nếu mọi thứ không có sai sót thì sẽ viết phiếu biên nhận giấy tờ và hẹn trả kết quả cho cặp đôi.
Theo quy định thì thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài là 13 ngày làm việc. Thời hạn này tính từ ngày nhận hồ sơ và không tính ngày nghỉ cuối tuần và các ngày nghỉ lễ.
LƯU Ý
Nơi cư trú được hiểu là nơi công dân thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống. Vì vậy, nếu cặp đôi đang tạm trú tại các thành phố lớn như Hà Nội hoặc HCM thì có thể đăng ký kết hôn tại đây mà không cần phải về nơi thường trú.
Tuy nhiên, với nền hành chính công còn nhiều bất cập, đâu đó tình trạng cán bộ, công chức có thái độ không chuẩn mực, tìm cách gây khó dễ để vòi vĩnh vẫn còn diễn ra phổ biến. Đây là khó phổ biến nhất của cặp đôi khi kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Kết luận hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch

Việc nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn lên Đại sứ quán Pháp hay Tổng Lãnh sự quán Pháp (sau đây gọi là Sứ quán Pháp) phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú của phía công dân Việt Nam.
Thẩm quyền giải quyết hồ sơ của cơ quan ngoại giao Pháp tại Việt Nam phân bổ theo tỉnh thành. Bạn có hộ khẩu ở tỉnh thành nào thuộc khu vực phụ trách của Đại sứ quán Pháp thì nộp hồ sơ vào Đại sứ quán Pháp, không nộp hồ sơ vào Tổng lãnh sự quán Pháp và ngược lại.